G-XHGBBLBEDG

Gạo Việt có mức tăng giá xuất khẩu cao nhất so với Thái Lan, Ấn Độ

Gạo Việt có mức tăng giá xuất khẩu cao nhất so với Thái Lan, Ấn Độ

Gạo Việt có mức tăng giá xuất khẩu cao nhất so với Thái Lan, Ấn Độ

Ngày đăng: 10/08/2023

Trong tuần vừa qua, giá gạo Việt Nam tăng 33 USD/tấn, cao hơn mức tăng của Thái Lan và Ấn Độ trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu của thị trường thế giới vẫn còn rất lớn, do lo ngại ảnh hưởng của EI Nino. Theo mekongasean

Trong tuần vừa qua, giá gạo Việt Nam tăng 33 USD/tấn, cao hơn mức tăng của Thái Lan và Ấn Độ trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu của thị trường thế giới vẫn còn rất lớn, do lo ngại ảnh hưởng của EI Nino.

Theo Trung tâm Thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn Agroinfo (Bộ NN&PTNT), giá lúa trong nước cập nhật đến ngày 8/8 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang tiếp tục được điều chỉnh tăng.

Cụ thể, tại An Giang, sáng ngày 8/8, giá lúa IR 504 ở mức 7.100 – 7.300 đồng/kg, tăng 300 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 ở mức 7.400 – 7.600 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg; giống OM 5451 ở mức 7.300 – 7.600 đồng/kg, tăng 300 đồng/kg; OM 18 ở mức 7.500 – 7.800 đồng/kg, tăng 600 đồng/kg. Các chủng loại lúa còn lại, giá cũng ghi nhận neo cao.

Tại Đồng Tháp, hiện tại giá lúa hè thu giống chất lượng cao được thương lái thu mua tại ruộng với giá 7.100 đồng/kg, tăng 1.300 đồng/kg so cùng kỳ năm 2022; lúa thường IR50404 giá 6.500 đồng/kg, tăng 1.050 đồng/kg so cùng kỳ năm 2022.

Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu sáng 8/8 ở mức 12.200 – 12.250 đồng/kg, tăng 100 – 150 đồng/kg; gạo thành phẩm cũng tăng 100 đồng/kg lên mức 14.200 đồng/kg.

Về thị trường xuất khẩu, trong tuần vừa qua (từ ngày 1-7/8), Trung tâm Agroinfo thống kê, giá gạo 5% tấm tại Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam đều tăng so với tuần trước, riêng gạo Việt Nam có mức tăng cao nhất.

Trong đó, giá gạo 5% tấm của Thái Lan đạt 629 USD/tấn, tăng 21 USD/tấn so với tuần trước. Giá gạo 5% tấm của Ấn Độ đạt mức trung bình 453 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn so với tuần trước. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam ước tính đạt 595 USD/tấn, tăng 33 USD/tấn so với tuần trước.

Hiệp hội lương thực Việt Nam dự báo, từ giờ đến cuối năm, nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước vẫn còn rất lớn. Đây là cơ hội lớn của Việt Nam nhưng cũng cần đề phòng những rủi ro của thị trường xuất khẩu.

Gạo Việt có mức tăng giá xuất khẩu cao nhất so với Thái Lan, Ấn Độ ảnh 1

Giá lúa gạo tại một số địa phương trong tuần từ 1 -7/8. Nguồn: Trung tâm Agroinfo.

 

Thị trường thế giới tăng cường dự trữ gạo

Cập nhật thông tin về một số thị trường trên thế giới, Trung tâm Agroinfo cho biết, dữ trữ gạo của Ấn Độ đạt khoảng 37,6 triệu tấn vào ngày 1/8, cao gần gấp 3 lần so với mục tiêu. Theo Bộ Nông nghiệp Ấn Độ, nông dân Ấn Độ đã gieo trồng 23,7 triệu ha lúa vụ hè, tăng 1,71% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong bối cảnh giá gạo tăng cao và nguy cơ hạn hán, ngày 2/8, Thái Lan kêu gọi giảm trồng lúa để tiết kiệm nước do tác động của El Nino. Văn phòng Tài nguyên nước quốc gia Thái Lan, cho biết nông dân ở khu vực trọng điểm miền Trung đã gieo trồng phần lớn lúa nhưng chính phủ đang khuyến khích chuyển đổi sang các loại cây trồng khác cần ít nước hơn.

Mặc dù là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, nhưng Thái Lan đang có ít mưa hơn và chuẩn bị đón một đợt hạn hán có thể xảy ra vào năm tới do hiện tượng thời tiết El Nino dẫn đến các điều kiện khô hạn hơn.

Sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, Chính phủ Nepal đã quyết định thực hiện các biện pháp cần thiết để ứng phó với tình hình. Một cuộc họp của Ủy ban Giám sát và Đánh giá Trung ương được tổ chức vào ngày 30/7 đã thảo luận khả năng thiếu hụt gạo và giá gạo tăng cao.

Philippines cũng tăng cường dự trữ gạo và có thể tìm kiếm một thỏa thuận cung ứng với Ấn Độ do lo ngại về tác động tiềm ẩn của El Nino. Philippines là một trong những nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới và nhập khẩu chủ yếu từ Việt Nam. Tuy nhiên, Chính phủ Philippines cũng lo ngại nguồn cung từ Việt Nam có thể trở nên hạn chế khi có quá nhiều người mua.

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, 7 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 4,83 triệu tấn gạo, trị giá 2,58 tỷ USD, tăng hơn 18% về lượng và 29% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Philippines là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, tiếp theo là Trung Quốc và Indonesia.

Nhằm tận dụng thời cơ thuận lợi hiếm có của ngành lúa gạo hiện nay khi nhiều nước có nhu cầu nhập khẩu gạo cao, Bộ NN&PTNT đã bố trí nâng diện tích trồng lúa vụ Thu đông ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long từ 650.000 ha lên 700.000 ha.